Bà Nguyễn Thị Thu Dung, Hiệu trưởng Trường CĐ Y Thái Bình cho rằng, phạm vi điều chỉnh như dự thảo thông tư hiện nay đang gây khó khăn và ảnh hưởng đến quyền được học của người học.
Bà Dung dẫn giải: “Nếu chỉ được học như thế này, sau khi các em tốt nghiệp trình độ trung cấp học lên trình độ cao đẳng mà muốn thi tuyển vào các vị trí viên chức, công chức thì sẽ rất khó khăn. Bởi hầu như các nơi, hồ sơ dự tuyển đều yêu cầu có bằng tốt nghiệp THPT. Như vậy, khi thiếu bằng tốt nghiệp THPT thì rõ ràng bằng tốt nghiệp cao đẳng là không đủ”.
Do đó, theo bà Dung, Bộ GD-ĐT không những nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Thông tư mà còn cần quy định 2 chương trình học văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Thứ nhất là chương trình 4 môn để người học trung cấp có thể liên thông lên cao đẳng; thứ hai là chương trình được phép dạy 7 môn nếu người học có nhu cầu, để có thể sau này thi tốt nghiệp lấy bằng tốt nghiệp THPT, liên thông lên đại học.
Cùng đó, quy định luôn điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào đó, nếu đáp ứng đủ thì được triển khai chủ động việc dạy văn hóa THPT.
“Điều này giải quyết bất cập hiện nay khi đang phải liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trung tâm giáo dục thường xuyên trong việc dạy kiến thức văn hóa và dạy nghề”, bà Dung nói.
Đồng quan điểm, ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh băn khoăn: “Dự thảo thông tư đang xây dựng theo hướng chỉ cho học sinh sau khi học văn hóa liên thông lên trình độ cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì không thể nào mà việc liên thông chỉ giới hạn trong giáo dục nghề nghiệp, mà phải liên thông trong hệ thống toàn quốc. Nếu các em chỉ dừng lại ở cao đẳng và chững lại ở đó, bế tắc, không được phát triển nữa thì đó là một bất cập, điều phi lý trong nền giáo dục mở theo tinh thần của Nhà nước ta”.
Ông Lộc cũng đề nghị cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện được giảng dạy bổ sung các môn văn hóa để các học viên có thể dự thi tốt nghiệp THPT.
“Tôi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT và các Sở GD-ĐT cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên trực thuộc để giải quyết việc này. Chứ trung tâm giáo dục thường xuyên không thể nào hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giải quyết các chương trình văn hóa. Bởi, hiện nay, như trường chúng tôi, hầu hết các em học các môn bổ sung thì rất khó. Còn các trung tâm giáo dục thường xuyên vào trường dạy thì lại khó theo kế hoạch của nhà trường”, ông Lộc nói.
Ông Lộc cũng đề nghị cần xem lại các môn học mà dự thảo Thông tư đưa ra, liệu sau này, các trung tâm giáo dục thường xuyên có công nhận chương trình văn hóa do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã giảng dạy hay không.
Ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh
Đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác cũng tiếp tục đề nghị cho phép các học sinh đã có giấy chứng nhận được học bổ sung các môn học còn thiếu của chương trình giáo dục phổ thông để có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu có nguyện vọng.
Cùng đó, cho phép các trường trung cấp, cao đẳng có đủ điều kiện và đã dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT rồi thì được quyền tổ chức giảng dạy, bổ sung các môn học còn thiếu cho người học để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cần quy định rõ, cụ thể hơn nữa mục đích của việc học khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
“Không phải như dự thảo hiện nay mà ghi rõ không chỉ học để liên thông lên trình độ cao đẳng mà còn là điều kiện để học sinh tham gia dự tuyển vào đại học hoặc liên thông lên trình độ đại học và sử dụng trong những trường hợp khác”, ông Vũ Xuân Hùng kiến nghị.
Còn nhiều vướng mắc về dạy văn hóa ở trường nghề
Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) chủ trì hội nghị.
Ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay, qua thực tiễn, còn rất nhiều vướng mắc xung quanh việc dạy văn hóa THPT cho các học viên ở các trường nghề.
Theo ông Dũng, Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản gửi cho Bộ GD-ĐT góp ý về dự thảo Thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT được đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
“Tinh thần chúng tôi đóng góp một số ý để làm sao khi Thông tư được ban hành tạo cơ hội học tập cho người học đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo ra cơ hội khai thác tối ưu hóa năng lực của các cơ sở đào tạo trên cả nước trong việc tham gia vào việc dạy chữ dạy nghề cho người học”, ông Dũng nói.
Ông Dũng mong Thông tư tới đây giải quyết được đồng thời 2 vấn đề lớn. Thứ nhất là quy định cụ thể khối lượng kiến thức văn hóa THPT mà các em cần được học để có thể liên thông từ trung cấp lên cao đẳng.
“Tôi nghe các trường phản ánh khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, một trong những điều kiện hết sức cơ bản để được tham gia giảng dạy, triển khai là vấn đề đội ngũ. Vậy chính những người đang dạy các học viên khối lượng chương trình THPT trong các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp lại không được tham gia những chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến chương trình phổ thông mới. Nếu không được bồi dưỡng nghiệp vụ để giảng dạy chương trình mới thì chắc là chúng ta không đáp ứng được yêu cầu”.
Thứ hai, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mong muốn học viên học kiến thức văn hóa THPT không chỉ dừng ở việc liên thông lên cao đẳng.
“Bởi điều này lãng phí đi phần mà các em đã được học. Chúng tôi muốn có thêm một phần “delta” về khối lượng văn hóa. Để sau khi các em học đủ khối lượng cốt lõi kia, muốn được liên thông lên các trình độ giáo dục nghề nghiệp thì cộng thêm một “delta” khối lượng văn hóa để có thể thi tốt nghiệp được chương trình THPT hoặc được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông”, ông Dũng nói.
Quý Hải
Bổ nhiệm 10 đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam năm 2021
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp vừa có quyết định về việc bổ nhiệm Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam.
" alt="Dự thảo thông tư dạy văn hóa THPT: Trường nghề nói mất quyền lợi người học!" />
Luật sư Nguyễn Thành Công tư vấn: Chúng tôi không rõ việc tặng cho căn nhà giữa bố mẹ chồng bạn và vợ chồng bạn được thực hiện vào thời gian nào, bởi trước ngày 01/01/2017 thì các giao dịch dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 2005, nhưng từ ngày 01/01/2017 Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực sẽ điều chỉnh các quan hệ này. Tuy nhiên, chế định tặng cho này không khác biệt nhiều ở hai Bộ luật, do vậy chúng tôi sẽ trích dẫn các quy định của Bộ luật dân sự 2015 để bạn tham khảo.
Theo quy định tại Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Tuy nhiên, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Như vậy, nếu các bạn đã hoàn tất thủ tục tặng cho căn nhà đúng theo quy định của pháp luật và đã sang tên thì quyền sở hữu căn nhà nói trên đã thuộc về vợ chồng bạn.
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì căn nhà trên được bố mẹ chồng tặng với điều kiện là sẽ phụng dưỡng cha mẹ đến cuối đời. Tại Điều 462 BLDS 2015 quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Như vậy, mẹ chồng bạn chỉ có thể đòi lại tài sản đã tặng cho trong trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện và vợ chồng bạn không thực hiện nghĩa vụ sau khi được tặng cho. Tuy nhiên, thông tin bạn cung cấp chưa cho biết rõ rằng điều kiện tặng cho của bố mẹ chồng bạn có được lập thành văn bản không hay chỉ là thỏa thuận miệng không đưa vào văn bản tặng cho, do vậy chưa đánh giá được là điều kiện tặng cho này có đáp ứng quy định tại Điều 462 BLDS 2015 hay không. Theo đó có thể chia trường hợp:
Nếu điều kiện của bố mẹ chồng bạn đã được ghi nhận vào văn bản tặng cho thì mẹ chồng bạn có thể đòi lại căn nhà chỉ khi vợ chồng bạn vi phạm nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ đến cuối đời. Còn nếu chỉ do hai bên xảy ra mâu thuẫn với nhau không thể sống chung được nữa nhưng bạn vẫn bảo đảm thực hiện việc phụng dưỡng thì mẹ chồng bạn không thể đòi lại căn nhà đã tặng cho vợ chồng bạn.
Nếu điều kiện của bố mẹ chồng bạn không được ghi nhận vào văn bản tặng cho thì điều kiện này không ràng buộc việc tặng cho về pháp lý, có chăng thì chỉ ràng buộc về mặt đạo đức.
Tuy nhiên, xét cho cùng, vợ chồng bạn và bố mẹ chồng bạn là người thân của nhau, còn phải gặp nhau, nhìn mặt nhau nhiều do vậy bạn nên lựa lời nói chuyện để hòa giải mâu thuẫn. Không nên vì mâu thuẫn mà không tiếp tục phụng dưỡng bố mẹ chồng, đó là điều không phải về đạo lý.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công, Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Thương em gái, muốn tặng cho cả suất thừa kế
Bố mẹ tôi làm di chúc (có văn bản công chứng) rằng sau khi mất sẽ để lại căn nhà cho vợ chồng anh trai tôi. Hiện bố tôi đã mất, mẹ tôi sống ở nhà khác với vợ chồng anh.
" alt="Mâu thuẫn với con dâu, mẹ chồng đòi lại nhà 6 tỷ" />
Người dân TP.HCm phải phân loại rác thải trước khi đem vứt. Ảnh: VietNamNet
- Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế là giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh.
- Chất thải còn lại không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn rác thải (chất thải độc hại như vỏ hóa chất, pin đêm đến nơi thu gom chất thải độc hại).
Chất thải rắn phải được chứa trong túi rác, thùng rác đảm bảo vệ sinh môi trường, không quy định màu sắc, khuyến khích sử dụng túi màu trắng, xanh để chứa chất thải hữu cơ và màu khác (trừ màu trắng, xanh) để chứa chất thải còn lại. Sử dụng thùng rác chuyên dụng có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ và thùng rác có màu xám để chứa chất thải còn lại. Túi chứa chất thải hữu cơ hoặc túi chứa chất thải còn lại được phân biệt bằng các hình thức như dán nhãn, ghi dòng chữ trên túi, màu sắc túi hoặc đánh dấu để nhận biết trước khi chuyển đến điểm tập kết hoặc giao cho đơn vị thu gom vận chuyển.
Chất thải hữu cơ sẽ được tổ chức thu gom vào các ngày thứ 2, tư, sáu, chủ nhật trong tuần. Chất thải còn lại sẽ được tổ chức thu gom vào các ngày thứ 3, năm, bảy trong tuần.
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Sở TNMT)
Đức Toàn
" alt="Cách phân loại rác để không bị phạt đến 20 triệu đồng" />
Theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch tại Điểm a, Khoản 1 Điều 4 về nội dung đăng ký khai sinh: “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;”
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 26, Bộ luật dân sự 2015: Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Do đó, con sinh ra sẽ lấy họ theo thỏa thuận của bố mẹ nếu bố mẹ không thỏa thuận được thì sẽ đặt theo tập quán ở địa phương là lấy theo họ cha hay họ mẹ. Bạn nên thỏa thuận với vợ bạn để đăng ký khai sinh cho con.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Cải chính giấy khai sinh do sai tên mẹ
Trong lúc làm thủ tục nhập viện thì mẹ chồng tôi vẫn đưa thẻ bảo hiểm y tế của em chồng ra để ép tôi viết thông tin vào giấy nhập viện.
" alt="Con khai sinh có buộc phải theo họ của cha?" />
Trước đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao Sở GD-ĐT chuyển 23 bộ hồ sơ, chứng từ và việc mua bán 13 hóa đơn bất hợp pháp của trường CĐSP Đắk Lắk sang cơ quan điều tra công an tỉnh để làm rõ, xem xét và xử lý theo quy định.
UBND tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu Sở Nội vụ (đơn tham mưu) tổ chức kiểm điểm các cá nhân, tập thể liên quan đến sai phạm trên.
Theo cơ quan chức năng, chỉ trong 1 ngày (28/10/2020), ông Trần Văn Khương (phụ trách Kế toán Trường CĐSP Đắk Lắk) đã lập, hoàn thành thanh toán 20 bộ hồ sơ, chứng từ khống. Việc này xảy ra trước thời điểm ông Nguyễn Trọng Hòa - Hiệu trưởng trường này nghỉ hưu vài ngày.
Trong đó, 10 bộ hồ sơ, chứng từ chi tiền mặt tại đơn vị; 10 bộ hồ sơ, chứng từ ủy nhiệm chi để thanh toán các nội dung: chi công tác phí, chi tiếp khách, chi hợp đồng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, chi mua sắm, sửa chữa với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng.
Cụ thể, có 4 phiếu chi thanh toán tiền cho giáo viên đi công tác tại Thừa Thiên-Huế (2 phiếu) và Đà Nẵng (2 phiếu) với tổng số tiền gần 127 triệu đồng; có 4 phiếu chi tuyển sinh bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên (ghi người nhận tiền là ông Tô Viết Tài - Trường Cao đẳng Công thương chi nhánh Đắk Lắk) với hơn 440 triệu đồng. Ngoài ra, có 10 phiếu chi tiền mua sắm thiết bị, sửa chữa, vệ sinh, trồng cỏ, sửa máy photocopy… hơn 1,2 tỷ đồng (đều ghi chi cho Công ty TNHH Đắk Gia Lê).
Sau khi bị phát hiện lập chứng từ khống, ông Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Hiệu trưởng và ông Trần Văn Khương, phụ trách Kế toán đã khắc phục hậu quả, bằng cách nộp lại hơn 1,8 tỷ đồng (mỗi người nộp 927 triệu đồng) vào quỹ của nhà trường. Tuy nhiên, cơ quan chức năng nhận định, các chứng từ kế toán này đã hoàn thành theo quy định của Luật Kế toán số 88.
Đ.Nguyên
Cách chức hiệu trưởng ăn nhậu cùng giáo viên dù đang giãn cách
Thầy hiệu trưởng ăn nhậu cùng giáo viên tại căng tin trường trong lúc giãn cách theo Chỉ thị 16 bị cách chức và bị phạt hành chính 15 triệu đồng.
" alt="Hiệu trưởng CĐSP Đắk Lắk lập khống chứng từ, 'đút túi' hơn 1,8 tỷ đồng" />
Mỗi tiến sĩ về tỉnh Vĩnh Phúc công tác được cấp 600 triệu đồng. Ảnh minh họa
Đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ trẻ theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ có trình độ tiến sĩ được tỉnh hỗ trợ 600 triệu đồng, trình độ thạc sĩ được tỉnh hỗ trợ 400 triệu đồng; trình độ đại học được tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng; sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên được tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng.
Hằng năm, tỉnh tổ chức đánh giá, lựa chọn, sàng lọc đối với người có tài năng theo quy định để làm cơ sở giải quyết chính sách. Người được tuyển dụng sẽ được hưởng ngay 40% tổng mức hỗ trợ, hưởng 30% tổng mức hỗ trợ ở năm 2 và 30% mức hỗ trợ còn lại ở năm thứ ba.
Ngoài ra Vĩnh Phúc cũng có chính sách đặt hàng chuyên gia, nghiên cứu khoa học.
Các chuyên gia được tỉnh đặt hàng xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội được hưởng mức tối đa 80 triệu đồng/tháng; tổng kinh phí không quá 2 tỷ đồng/hợp đồng.
Chuyên gia được đặt hàng đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế, xây dựng đô thị thông minh, xây dựng và quản lý hạ tầng hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao được hưởng mức tối đa 10 triệu đồng/ngày. Thời gian hợp đồng tối đa 15 ngày/chương trình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh, các chuyên gia được hỗ trợ chi phí ăn, ở, đi lại theo quy định hiện hành.
Cán bộ, công chức, viên chức khi được tỉnh đặt hàng nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh được chi trả chế độ nghiên cứu theo quy định, nếu được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh xếp loại xuất sắc và được áp dụng rộng rãi vào thực tiễn sẽ được tỉnh thưởng bằng 20% tổng kinh phí ngân sách chi trả cho đề tài đó, mức thưởng tối đa không quá 400 triệu đồng/đề tài.
Đối với chính sách đào tạo, bồi dưỡng,các cán bộ công chức, viên chức sau khi được tỉnh cử đi đào tạo sau đại học được hỗ trợ 100% học phí theo quy định hoặc theo hợp đồng do tỉnh ký kết.
Sau khi được cấp bằng tốt nghiệp tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II được hỗ trợ 100 triệu đồng; thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I được hỗ trợ 50 triệu đồng.
Trường hợp được cử đi đào tạo ở nước ngoài còn được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí một lượt đi và về từ Vĩnh Phúc đến địa điểm đào tạo, bồi dưỡng và bảo hiểm y tế theo quy định.
Cán bộ, công chức, viên chức khi được tỉnh cử đi bồi dưỡng được hỗ trợ 100% học phí theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng do tỉnh ký kết.
Trường hợp được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài còn được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí một lượt đi và về từ Vĩnh Phúc đến địa điểm đào tạo, bồi dưỡng và bảo hiểm y tế theo quy định.
Ngoài những khoản chi phí do ngân sách tỉnh hỗ trợ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý được tỉnh cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo khả năng từ nguồn tài chính của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thưởng chứng chỉ ngoại ngữ từ 30 - 50 triệu đồng
Vĩnh Phúc cũng quyết định thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức tự đào tạo, bồi dưỡng với mức thưởng lên tới 50 triệu đồng.
Cụ thể nếu cán bộ, viên chức có Tiếng Anh có chứng chỉ IELTS và tương đương (TOEIC, TOEFL) đạt trình độ từ 6.0 đến dưới 7.0; tiếng Nhật Bản (chứng chỉ tiếng Nhật Bản JLPT cấp độ N2); tiếng Hàn Quốc (chứng chỉ tiếng Hàn Quốc Topik II cấp độ Level 4); tiếng Trung Quốc (chứng chỉ tiếng Trung Quốc HSK cấp độ 5) được tỉnh thưởng 30 triệu đồng/người.
Có Tiếng Anh có chứng chỉ IELTS và tương đương (TOEIC, TOEFL) đạt trình độ từ 7.0 trở lên; tiếng Nhật Bản (chứng chỉ tiếng Nhật Bản JLPT cấp độ N1); tiếng Hàn Quốc (chứng chỉ tiếng Hàn Quốc Topik II cấp độ Level 5 trở lên); tiếng Trung Quốc (chứng chỉ tiếng Trung Quốc HSK cấp độ 6) được tỉnh thưởng 40 triệu đồng/người.
Giảng viên tiếng Anh các trường cao đẳng, giáo viên Tiếng Anh các trường phổ thông có chứng chỉ IELTS và tương đương (TOEIC, TOEFL) đạt trình độ từ 7.0 đến dưới 8.0 được tỉnh thưởng 30 triệu đồng/người.
Có chứng chỉ IELTS và tương đương (TOEIC, TOEFL) đạt trình độ từ 8.0 trở lên được thưởng 40 triệu đồng/người.
Cán bộ, công chức, viên chức có các công trình, đề án, đề tài, giải pháp sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến được cấp tỉnh xếp loại xuất sắc và được áp dụng hiệu quả, nhân rộng trong thực tiễn được tinh thưởng 50 triệu đồng/giải pháp, sáng kiến...
Minh Anh
Cấp 1 tỷ đồng mua nhà cho Giáo sư, Tiến sĩ về dạy trường chuyên
Giáo viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ ở ngoài tỉnh Bắc Ninh được tiếp nhận giảng dạy tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh nếu có cam kết lâu dài (ít nhất 10 năm) sẽ được hỗ trợ 1 tỷ đồng mua nhà.
" alt="Cấp 600 triệu đồng 'trải thảm' mời tiến sĩ về tỉnh" />